Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Lợi ích sức khỏe của cây củ đậu

Hình ảnh
Các thành phần có chứa trong củ đậu là đường, tinh bột, phốt pho và canxi rất tốt cho cơ thể. Nhờ đó, củ đậu được coi là có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và vẻ đẹp của cơ thể chúng ta. Dưới đây là một số lợi ích của cây củ đậu mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày. 1. Nám da Từ lâu, củ đậu được cho là làm trắng và sáng da. Hàm lượng nước trong củ đậu khá nhiều có thể làm cho làn da của bạn luôn tươi mới và có khả năng loại bỏ các vết thâm đen, tàn nhang trên khuôn mặt của bạn. Củ đậu cũng có thể được sử dụng như một mặt nạ dưỡng ẩm và tẩy các tế bào chết. Hãy đắp mặt nạ củ đậu khoảng 15 phút và rửa mặt với nước, một thời gian sau bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Củ đậu có tác dụng nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt hơn 2. Giúp xương và răng khỏe mạnh Một trong những lợi ích của cây củ đậu là làm cho xương và răng khỏe mạnh. Hàm lượng phốt pho và kali giúp duy trì sự phát triển của xương và răng. Nhu cầu canxi và phốt pho của cơ thể chúng ta có thể được đáp ứng bằng cách ăn

Thảo dược dễ kiếm phòng trị bệnh thường gặp

Hình ảnh
Tính dược và hoạt chất sinh học của nó giúp tăng miễn dịch, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật… Hiểu biết về các thảo dược này sẽ giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho chính mình và người thân. Cây cỏ ngươi hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ Còn gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ thảo…, vị ngọt, tính lạnh, trong thành phần có chứa các alcaliod như mimosim, crocetin và khá nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là selen, có công dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, trấn tĩnh, giảm ho, tiêu đàm. Rễ của cây cỏ ngươi có công dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp. Khi bị mất ngủ, suy nhược thần kinh có thể dùng cây cỏ ngươi (toàn cây hoặc rễ) 10-12g hãm hoặc sắc uống hoặc dùng bài thuốc gồm: cỏ ngươi (cả cây 15g hoặc lá 6-12g), cây nụ áo tím 15g, chua me đất 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cũng có thể phối hợp cỏ ngươi với lạc tiên, mạch môn và thảo quyết minh, sắc uống hàng ngày

Tô mộc trị chấn thương, bế kinh

Hình ảnh
Theo Đông y, tô mộc vị ngọt mặn, tính bình vào kinh Tâm, Can và Tỳ. Có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, khu ứ, chỉ thống. Chữa kinh bế, đau bụng sau sinh, đau do té ngã chấn thương. Liều dùng: 4 - 12g. Tô mộc được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Hoạt huyết thông kinh: Dùng cho phụ nữ huyết trệ bế kinh, đau bụng. Bài 1 - Hoàn thông kinh: xích thược 12g, quy vĩ 12g, ngưu tất 12g, đào nhân 12g, hổ phách 2g, sinh địa 16g, xuyên khung 6g, hồng hoa 6g, tô mộc 6g, hương phụ 6g, ngũ linh chi 8g. Tất cả nghiền thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi lần 12g, ngày uống 2 - 3 lần, chiêu với nước đun sôi. Bài 2: tô mộc 12g, rễ bưởi bung12g, rễ bướm bạc 12g, thiên niên kiện 8g, rễ sim rừng 8g. Sắc uống. Bài 3: tô mộc 10g, hồng hoa 10g, uất kim 10g, nga truật 10g, nhục quế 10g. Sắc uống. Bài 4: tô mộc 10g, diên hồ sách 6g, sơn tra 10g, hồng hoa 4g, ngũ linh chi 8g, quy thân 10g. Sắc uống. Chữa kinh nguyệt không đều hoặc sau sinh đau bụng từng cơn. Bài 5: tô mộc 10g, mộc thông 10g, bạch đồng nữ 10g, mai m

Cây lu lu thanh nhiệt, giải độc

Hình ảnh
Cây lu lu mọc hoang khắp nước ta, thường thấy ở các bãi hoang, vườn ruộng khô, hai bên đường. Cây còn tên là lu lu đực, thù lù đực, cây nụ áo. Trong các sách dược thảo của Trung Hoa, có tên là long quỳ, khổ thái, khổ quỳ, lão nha toan tương thảo, gia cầu, thiên già tử, thiên già miêu nhi... Tên khoa học Solanum nigrum L., thuộc họ Cà (Solanaceae). Lu lu là loài cỏ mọc hằng năm, thân nhẵn hoặc có ít lông, cao 50 - 80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm, nhẵn, dài 4 - 15cm, rộng 2 - 3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5 - 8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chín lại có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi. Một số nước châu u, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ 2 - 3 nước đầu đi. Riêng quả có độc không dùng. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc còn phát hiện thấy tác dụng chống ung thư, chống nọc rắn độc và tăng cường miễn dịch. Liều dùng từ 15 -

Long nhãn giúp bổ máu, an thần

Hình ảnh
Nhãn - tên khác lệ chi nô, mác nhan, cây được trồng từ lâu đời, quả chín thu hái về bóc vỏ, lấy cùi được chế biến phơi hoặc sấy khô thành long nhãn. Long nhãn có màu cánh gián (nâu vàng sẫm) khô bóng và mềm, vị ngọt đậm, mùi thơm. Long nhãn - vị thuốc quý dưỡng huyết, an thần. Theo y học cổ truyền long nhãn vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, dưỡng huyết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, kém ngủ, hay quên. Dưới đây là một số bài thuốc có long nhãn là phương thuốc bổ để bạn đọc tham khảo: Chữa tâm thận hư nhược: long nhãn 100g, táo tàu 50g, thái nhỏ ngâm với 500ml rượu trắng, để càng lâu càng tốt. Ngày uống hai chén con trước bữa ăn. Chữa lo âu, mất ngủ, hay quên: long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục thần 30g, mộc hương 15g, toan táo nhân 3g, nhân sâm 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viễn chí 3g. Tất cả ngâm rượu uống. Ngày uống 2 chén con trước bữa ăn. Chữa suy nhược thần kinh, mệt mỏi, yếu sinh lý: long nhãn 500g ngâm với 2 lít rượu trắng (trong khoảng thời

Quất

Hình ảnh
Truyền thuyết về cây quất Truyện kể rằng, cách đây hơn 800 năm, vào giữa tiết trời đông giá lạnh, cả kinh thành Thăng Long vô cùng lo lắng bởi nhà vua và văn võ bá quan trong triều cùng hàng ngàn người dân đột nhiên mắc một chứng bệnh thời khí như sổ mũi, hắt hơi, đau nhức chân tay mình mẩy. Vua Lý Thần Tông đã hạ chiếu cho pháp sư Giới Không Thiền Sư lập đàn tế lễ, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày một lan rộng. Các quan ngự y được lệnh sưu tầm dược liệu để chế ra những phương thuốc trị bệnh. Sau một thời gian chạy chữa, các chứng bệnh lui dần, duy chỉ còn chứng ho, mất tiếng là dai dẳng kéo dài đến tận giáp Tết Nguyên đán. Nhà vua phải xuống chiếu cho nhân dân cả nước xem ai biết môn thuốc gì chữa khỏi chứng ho kéo dài này sẽ được trọng thưởng. Chiếu chỉ ban hành được vài ngày thì có một nông dân tên là Hoàng Quyết xin dâng lên nhà vua một vị thuốc dân gian, đó là quả quất luyện với đường phèn để chữa bệnh. Nhà vua bèn dùng thử thấy thuốc vừa chua, vừa ngọt, lại cay tê, đắng đ

Dưỡng da, giải nhiệt từ cây lô hội

Hình ảnh
Nha đam có lá không cuống, mọc thành vành rất sít nhau, phiến lá dày mọng nước, lá nha đam nấu chè, ăn sống, chế biến nước đóng hộp giải khát, chế thành thực phẩm chức năng, mỹ phẩm dưỡng da. Người ta cắt lá, loại bỏ lớp biểu bì, lấy hết chất nhựa và sấy nhiệt độ 50 độ hoặc ép lá lấy dịch cô cách thủy đến khô thành nhựa cục màu đen gọi lô hội... Nhiều người dân trồng lô hội hái lá nấu canh, nấu chè ăn cho mát chữa nóng nhiệt mụn nhọt táo bón bằng cách hái lá tước vỏ cứng thái lát nấu chè đậu xanh ăn. Theo dược tính hiện đại, lô hội chứa khoảng 30-40% hợp chất dẫn chất hydroxymetylanthraquinon và các axit amin, các enzym và muối khoáng... Theo y học cổ truyền, lô hội có vị đắng, tính hàn. Tác dụng sát trùng, thông tiện, thanh nhiệt. Chủ trị táo bón, trẻ em cam tích... Sử dụng ở liều khác nhau lô hội có những tác dụng khác nhau như: liều nhỏ (0,05 - 0,10g), lô hội tác dụng như một vị thuốc bổ giúp tiêu hóa, kích thích nhẹ niêm mạc ruột, không cho cặn bã ở lâu trong ruột... Nếu liều cao,

Chữa nôn mửa bằng cây bùng bục

Hình ảnh
Hỏi: Xin cho biết cây bùng bục có được dùng để làm thuốc và chữa bệnh không? (Lê Văn Tiến - Hà Tĩnh) Trả lời: Bùng bục còn gọi là bục bục, bông bét, cây lá ngõa, kok po hou (Lào). Tên khoa học Mallotus barbatus Muell. er Arg. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả cây Bùng bục là một cây nhỡ, cao chừng 1,5 - 2m. Cành non có nhiều lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, phiến lá hình tim, đầu lá dài nhọn, phía cuống tròn hay thẳng góc với cuống, mép nguyên hay hơi thành 3 thùy cắt không sâu, dài rộng chừng 15 - 18cm, khi còn non mặt dưới có những lông màu vàng nhạt, khi già có thể nhẵn. Cuống dài có phủ lông trắng vàng. Mua hoa vào tháng 4 - 5 ở miền Bắc, mùa quả vào tháng 8 - 9. Hoa khác gốc, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, hoa đực dài và nhỏ hơn hoa cái. Bông hoa dài tới 20cm. Quả có lông cứng to dài. Hạt màu đen, nhỏ, chỉ lớn hơn đầu đinh ghim một chút. Phân bố thu hái và chế biến Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người mộ

Bạch quả: loài cây linh thiêng tốt cho trí não con người

Hình ảnh
Bạch quả (Ginkgo biloba) là loài duy nhất còn sống sót của các chi Ginkgo, một loại hóa thạch sống còn sống. Các cây Bạch quả ngày nay gần giống với tổ tiên cổ xưa của nó. Các nhà khảo cổ học cho rằng cây Bạch quả có nguồn gốc ở các thung lũng núi tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, họ có những tranh luận rằng nó thực sự hoang dã hoặc những tàn tích của những cây trồng xung quanh nhà ở và tu viện của các nhà Phật giáo thế kỷ XI, cây Bạch quả được tôn kính như một loài cây linh thiêng. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí (sắc trắng thuộc kim, vào phế), có tác dụng liễm suyễn thấu (ho hen), súc tiểu tiện, chỉ đới trọc. Nếu dùng sống thì có tác dụng trừ đàm, giải độc rượu, tiêu độc sát trùng (hoa Bạch quả nở vào ban đêm, thuộc âm, có độc tính nhẹ nên có tính tiêu độc sát trùng). Cây Bạch quả Việc sử dụng lá Bạch quả được ghi chép lần đầu trong Điển niên bản

Cây dứa dại hỗ trợ điều trị viêm gan

Hình ảnh
Cây dứa dại còn có tên gọi là dứa gỗ, dứa gai. Đông y gọi tên là lỗ cổ tử, sơn ba la (dứa núi), dã ba la (dứa dại). Tên khoa học là padanus tectorius soland. Dứa dại mọc hoang ở nhiều nơi, được trồng làm cây cảnh, một số nơi còn dùng để ăn. Ngoài quả thì các bộ phận khác như nõn hoa đều có thể làm thuốc. Quả dứa dại. Sau đây, xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh gan từ dứa dại: Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi: quả dứa dại khô 12g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 8g, nhân trần 12g, trần bì 8g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g. Tất cả cho vào sắc với 1 lít nước, đun cạn còn 450ml, chia uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói. Quả dứa dại vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm phá trệ, giải độc; Cốt khí có tác dụng lợi tiểu thông kinh, giảm đau, giảm độc, dùng cho những người bụng trướng, tiểu tiện khó khăn; Nhân trần vị thuốc thường dùng trong nhân dân chữa bệnh vàng da. Nhân trần có tác dụng tăng tiết mật và tăng thải độc của gan

Lá tre, vị thuốc

Hình ảnh
Trúc diệp có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giảm sốt. Ngoài ra có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu, cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp… làm thuốc xông hơi trị cảm mạo. Sau đây là một số bài thuốc điều trị: Chữa đái buốt, đái dắt: Trúc diệp quyển tâm phối hợp với rau má mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống. Chữa tăng huyết áp: Trúc diệp quyển tâm 10g, lá diễn 10g, lá dâu 20g, hoa cúc vàng 20g. Tất cả sắc uống trong ngày. Chữa kiết lỵ kinh niên: Trúc diệp quyển tâm 4g, hạt cau già 2g, chè tươi 10g sao vàng sắc với 200ml nước còn 50ml nước, uống trong ngày. Chữa cảm sốt, miệng khô khát: Trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc dùng bài: Trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa vi

Vải

Hình ảnh
Điều hòa huyết áp Potassium (kali) là một loại khoáng tố cần thiết mà cơ thể cần để kiểm soát huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề nghị rằng những người có huyết áp cao nên ăn những loại thực phẩm giàu kali như trái vải. Một chén vải có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 325 mg kali, tức khoảng 9% lượng kali được đề nghị cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, trái vải là một loại trái cây có hàm lượng sodium (natri) vô cùng thấp, vì vậy đây là loại thức ăn lý tưởng cho việc điều hòa, kiểm soát huyết áp. Ngăn ngừa ung thư: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau. Tạo làn da rạng ngời Mùa hè là mùa “đáng sợ” của làn da, nó khiến da dễ nổi mụn và đốm

Những ai không được dùng nhân sâm?

Hình ảnh
Hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều, đủ mọi dạng như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm... Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, nhiều phụ huynh đã mua nước sâm, trà sâm cho con uống để mong tiêu tan rôm sẩy, mụn nhọt hay bồi bổ để trẻ tăng cân.Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người. Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau. Nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí, có công năng bổ khí huyết, định thần, ích trí. Theo YHCT, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay

Công dụng chữa bệnh của rau quả

Hình ảnh
Bài viết dưới đây xin được giới thiệu tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh của từng loại rau củ quả thông dụng trong cuộc sống hàng ngày để bạn đọc tham khảo và sử dụng: Hoa bí ngô giúp thanh nhiệt, kháng viêm: Hoa bí ngô là một trong những loại rau hết sức dân dã ở nông thôn nhưng đồng thời cũng là một vị thuốc nam độc đáo. Tuy chưa đầy đủ nhưng một số nghiên cứu hiện đại cho thấy loại thảo dược này rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là có hàm lượng caroten rất cao, được mệnh danh là thứ “rau toàn năng”. Theo dược học cổ truyền, hoa bí ngô vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, thường được dùng để chữa viêm kết mạc, viêm tuyến vú, ho, viêm gan vàng da, viêm họng, ung thư vú… Để giúp thanh nhiệt kháng viêm có thể dùng: (1) Hoa bí ngô 30-50g, đường phèn sắc uống chữa ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản. (2) Hoa bí ngô 30-50g, kim ngân hoa 15g, long đ

Những cây thuốc chứa hợp chất berberin

Hình ảnh
kháng virut, chống ung thư, lợi mật, chống loét đường tiêu hóa, hạ huyết áp; phòng ngừa xơ vữa động mạch, hạ cholesterol máu và kháng một số nấm ngoài da... Berberin được dùng nhiều để trị các bệnh đường ruột: viêm đại tràng, lỵ; bệnh gan mật: viêm gan vàng da; đau mắt do viêm màng kết mạc; bệnh ngoài da: viêm tai chảy mủ, nước ăn chân, ngứa do nấm... Hiện berberin được bào chế dưới dạng viên nén để trị các bệnh viêm nhiễm nội tạng hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt, thuốc bột bôi xoa trị lở, ngứa, nấm ngoài da. Để có berberin, người ta phải tiến hành chiết xuất, phân lập từ vàng đắng, hoàng bá và các loài hoàng liên... Các dược liệu chứa hoạt chất berberin được sử dụng nhiều trong YHCT với tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt giải độc hoặc tư âm giáng hỏa… Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., họ Tiết dê (Menispermaceae): là loại dây leo, ruột có màu vàng, vị rất đắng nên có tên gọi vàng đắng, thường thấy ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai... Thân và r

Lô hội

Hình ảnh
Lô hội còn có tên là nha đam, long tu, lưỡi hỗ... Tên khoa học: Aloe vera L var. Nha đam được dùng để làm cảnh, trong chế biến món ăn, mỹ phẩm và làm thuốc. Lô hội là nhựa cây nha đam. Nên chọn nhựa khô có sắc đen hoặc đen nâu, hơi có ánh bóng, cứng, không lẫn tạp chất là tốt. Lô hội chủ yếu có chứa chất antraglycozit, chủ yếu là aloin. Nhựa chứa acid amin, vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E); khoáng tố vi lượng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr)… Theo Đông y, lô hội vị đắng, tính hàn. Vào kinh can, tỳ, vị, đại trường. Có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, bệnh ngoài da, thông kinh nguyệt, sỏi niệu, đái tháo đường... Dùng ít tác dụng kiện vị, mỗi lần uống 0,01 - 0,03g. Dùng nhuận trường, mỗi lần uống 0,06 - 0,2g. Dùng xổ, mỗi lần 1 - 2g. Sau đây là một số cách dùng lô hội làm thuốc: Trị cam, sát trùng, hòa vị, chỉ tả Dùng bài: Lô hội hoàn: lô hội 40g, hạc sắt 40g,

Những cây sâm quý bồi bổ sức khỏe

Hình ảnh
Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là Nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bồi bổ cơ thể cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm. Ở Việt Nam có nhiều dược thảo có tên “sâm” được sử dụng từ rất lâu đời, với nhiều công dụng khác nhau. Sâm Ngọc Linh Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm. Có tên khoa học Panax Vietnamensis Ha et Grushv, thuộc họ Ngũ gia bì. Cây mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum và Quảng Nam, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn. Sâm Ngọc Linh có tới 52 loại saponin, chính yếu tố này đã đưa sâm Ngọc Linh thành loại sâm có hàm lượng saponin lớn nhất thế giới. Ngoài ra, trong sâm Ngọc Linh có tới 14 axít béo, 17 axít amin và 20 nguyên tố đa vi lượng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sâm Ngọc Linh với khả năng ch