Bài đăng

Uống những cây này hết ngay stress

Hình ảnh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gián đoạn trong cân bằng bình thường của dẫn truyền thần kinh và hormone chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ, sự mất cân bằng nồng độ serotonin có thể dẫn đến trầm cảm, hoặc lo lắng, giận dữ hay cảm giác hoảng loạn. Những bất thường nội tiết tố có thể dẫn những vấn đề khác như ăn ngủ kém và thay đổi tâm trạng. Một trong những nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng dẫn truyền thần kinh đó là sự căng thẳng (stress). Stress thường phát sinh bởi những yêu cầu công việc, lối sống bận rộn, lo lắng tài chính và xung đột cá nhân… diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Dấu hiệu của stress bao gồm: khó chịu, tăng huyết áp, căng thẳng thần kinh, lo âu, đau đầu, phiền muộn, rối loạn giấc ngủ. Thuốc để điều trị căng thằng, hoặc giải quyết các triệu chứng của nó thường dùng các thuốc hướng thần, tuy nhiên có thế gây tác dụng không mong muốn như: rối loạn thần kinh thực vật, thay đổi cảm xúc thất thường, rối loạn trương lực cơ hoặc có thể gây quen thuốc… Với liệu pháp thiên n

Thường sơn, thục tất: vị thuốc trị sốt rét

Hình ảnh
Thục tất là mầm rễ non của cây thường sơn. Thục tất có tác dụng như thường sơn, nhưng mạnh hơn để chữa sốt rét thể rét nhiều nóng ít. Thường sơn chứa alcaloid (febrifugin, isofebrifugin...), umbeliferon. Theo Đông y, thường sơn vị đắng, tính hàn, có ít độc. Vào kinh phế, tâm và can. Có tác dụng gây thổ ra đờm dãi, chữa sốt rét. Liều dùng: 6-12g. Tẩm rượu sao sẽ giảm tác dụng phụ gây nôn của thường sơn. Nếu muốn gây nôn thì dùng sống. Cây thường sơn. Một số bài thuốc có thường sơn: Chữa sốt rét: Các trường hợp sốt rét mới hay đã lâu. Bài 1 - Chè thuốc thất bảo: thường sơn 12g, thảo quả 12g, hậu phác 12g, thanh bì 12g, hạt cau 12g, trần bì 12g, cam thảo 4g. Các vị sắc với nửa phần nước và nửa phần rượu để uống. Chữa sốt rét mà thiên về đàm thấp (đờm ướt, rớt lỏng). Bài 2: thường sơn 63g, ô mai thán 63g. Thường sơn ngâm vào nước gừng trong 3 ngày, vớt lên phơi khô, sấy khô, nghiền chung với ô mai thán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, uống liền trong 3 ngày. Chữa sốt rét liên miên k

Hy thiêm trị phong thấp, mụn nhọt

Hình ảnh
Hy thiêm là thân, cành mang lá phơi khô của cây hy thiêm. Hy thiêm chứa daturosid (khi thủy phân cho glucose và daturigenol), chất orientin, orientalid,... Trong bào chế Đông y, thường tẩm rượu và mật, đồ chín, phơi khô; nếu làm được 9 lần thì tốt nhất. Vị đắng, tính hàn, hơi có độc; vào các kinh can và thận. Hy thiêm có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, lợi gân xương; ngoài ra còn giải độc. Liều dùng: 12-16g. Một số bài thuốc trị bệnh có hy thiêm: Trừ phong, giảm đau: Trị cảm gió nhức đầu, phong thấp, đau gân xương. Bài 1: cỏ hy thiêm 12g, dây mơ lông 12g, rễ và lá cây mò trắng 16g, ngưu tất 20g. Sắc uống. Trị phong thấp, đau khớp, chân tay tê bại, gân xương đau nhức. Bài 2: hy thiêm 80g, ngũ gia bì 100g, cỏ gà 80g, rễ rung rúc 80g, rễ cây bươm bướm 60g, cây bấn đỏ 40g, cây bấn trắng 40g, cỏ roi ngựa 24g, quy bầu 40g, ô dược 40g, cỏ xước 40g, rễ bưởi bung 40g, cây bạc thau 24g, cỏ nụ áo 24g, ngò đất 24g. Các vị thái nhỏ, sao vàng, cho vào túi vải, bỏ vào hũ rượu, trát

Lợi ích sức khỏe của cây củ đậu

Hình ảnh
Các thành phần có chứa trong củ đậu là đường, tinh bột, phốt pho và canxi rất tốt cho cơ thể. Nhờ đó, củ đậu được coi là có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và vẻ đẹp của cơ thể chúng ta. Dưới đây là một số lợi ích của cây củ đậu mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày. 1. Nám da Từ lâu, củ đậu được cho là làm trắng và sáng da. Hàm lượng nước trong củ đậu khá nhiều có thể làm cho làn da của bạn luôn tươi mới và có khả năng loại bỏ các vết thâm đen, tàn nhang trên khuôn mặt của bạn. Củ đậu cũng có thể được sử dụng như một mặt nạ dưỡng ẩm và tẩy các tế bào chết. Hãy đắp mặt nạ củ đậu khoảng 15 phút và rửa mặt với nước, một thời gian sau bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Củ đậu có tác dụng nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt hơn 2. Giúp xương và răng khỏe mạnh Một trong những lợi ích của cây củ đậu là làm cho xương và răng khỏe mạnh. Hàm lượng phốt pho và kali giúp duy trì sự phát triển của xương và răng. Nhu cầu canxi và phốt pho của cơ thể chúng ta có thể được đáp ứng bằng cách ăn

Thảo dược dễ kiếm phòng trị bệnh thường gặp

Hình ảnh
Tính dược và hoạt chất sinh học của nó giúp tăng miễn dịch, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật… Hiểu biết về các thảo dược này sẽ giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho chính mình và người thân. Cây cỏ ngươi hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ Còn gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ thảo…, vị ngọt, tính lạnh, trong thành phần có chứa các alcaliod như mimosim, crocetin và khá nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là selen, có công dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, trấn tĩnh, giảm ho, tiêu đàm. Rễ của cây cỏ ngươi có công dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp. Khi bị mất ngủ, suy nhược thần kinh có thể dùng cây cỏ ngươi (toàn cây hoặc rễ) 10-12g hãm hoặc sắc uống hoặc dùng bài thuốc gồm: cỏ ngươi (cả cây 15g hoặc lá 6-12g), cây nụ áo tím 15g, chua me đất 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cũng có thể phối hợp cỏ ngươi với lạc tiên, mạch môn và thảo quyết minh, sắc uống hàng ngày

Tô mộc trị chấn thương, bế kinh

Hình ảnh
Theo Đông y, tô mộc vị ngọt mặn, tính bình vào kinh Tâm, Can và Tỳ. Có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, khu ứ, chỉ thống. Chữa kinh bế, đau bụng sau sinh, đau do té ngã chấn thương. Liều dùng: 4 - 12g. Tô mộc được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Hoạt huyết thông kinh: Dùng cho phụ nữ huyết trệ bế kinh, đau bụng. Bài 1 - Hoàn thông kinh: xích thược 12g, quy vĩ 12g, ngưu tất 12g, đào nhân 12g, hổ phách 2g, sinh địa 16g, xuyên khung 6g, hồng hoa 6g, tô mộc 6g, hương phụ 6g, ngũ linh chi 8g. Tất cả nghiền thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi lần 12g, ngày uống 2 - 3 lần, chiêu với nước đun sôi. Bài 2: tô mộc 12g, rễ bưởi bung12g, rễ bướm bạc 12g, thiên niên kiện 8g, rễ sim rừng 8g. Sắc uống. Bài 3: tô mộc 10g, hồng hoa 10g, uất kim 10g, nga truật 10g, nhục quế 10g. Sắc uống. Bài 4: tô mộc 10g, diên hồ sách 6g, sơn tra 10g, hồng hoa 4g, ngũ linh chi 8g, quy thân 10g. Sắc uống. Chữa kinh nguyệt không đều hoặc sau sinh đau bụng từng cơn. Bài 5: tô mộc 10g, mộc thông 10g, bạch đồng nữ 10g, mai m

Cây lu lu thanh nhiệt, giải độc

Hình ảnh
Cây lu lu mọc hoang khắp nước ta, thường thấy ở các bãi hoang, vườn ruộng khô, hai bên đường. Cây còn tên là lu lu đực, thù lù đực, cây nụ áo. Trong các sách dược thảo của Trung Hoa, có tên là long quỳ, khổ thái, khổ quỳ, lão nha toan tương thảo, gia cầu, thiên già tử, thiên già miêu nhi... Tên khoa học Solanum nigrum L., thuộc họ Cà (Solanaceae). Lu lu là loài cỏ mọc hằng năm, thân nhẵn hoặc có ít lông, cao 50 - 80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm, nhẵn, dài 4 - 15cm, rộng 2 - 3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5 - 8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chín lại có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi. Một số nước châu u, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ 2 - 3 nước đầu đi. Riêng quả có độc không dùng. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc còn phát hiện thấy tác dụng chống ung thư, chống nọc rắn độc và tăng cường miễn dịch. Liều dùng từ 15 -